Gạch không nung và những câu hỏi thường gặp?

28/03/2019

 

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về gạch không nung, có nhiều người đánh giá gạch không nung rất tốt, có nhiều người lại đánh giá ngược lại. Vậy đâu là nhận định đúng?

1. Gạch không nung có phải là gạch papanh?

Để trả lời câu này chúng ta cùng tìm hiểu gạch không nung là gì và gạch không nung có mấy loại? Nguyên liệu và quy trình sản xuất của mỗi loại như thế nào? Ưu nhược điểm của mỗi loại

1.1. Về lý thuyết 

Gạch không nung là các loại gạch xây, gạch lát vỉa hè… được tạo hình và đóng rắn đạt các chỉ số cơ lý, độ hút nước, độ thấm nước… mà không qua nung đốt bằng than, điện hay các nguồn năng lượng khác.

1.2. Trong thực tế 

Gạch không nung bao gồm 4 nhóm gạch sau:

Nhóm 1 là gạch xi măng cốt liệu (gạch block bê tông) 

Nguyên liệu sản xuất chính là xi măng+ mạt đá sạch+ nước được tạo hình theo khuôn trên công nghệ sản xuất rung ép thủy lực và được bảo dưỡng theo đúng quy trình để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng gạch. Gạch Block bê tông có độ kết dính cao, ít khe hở nên không ngấm nhiều nước. Độ bền của viên gạch còn được gia tăng nhờ lực rung ép lớn (200kg/cm2). Với công nghệ sản xuất gạch hiện đại nên có thể sản xuất được nhiều loại gạch đặc, lỗ rỗng nhiều thành vách khác nhau theo tiêu chuẩn chống thấm, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu đặc thù của công trình. Chính bởi vậy gạch xi măng cốt liệu là một trong những loại gạch không nung được sử dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình lớn, các công trình nhà cao tầng…..

Gạch không nung được sản xuất bởi công nghệ làm gạch block bê tông DmCline

Gạch không nung được sản xuất bởi công nghệ làm gạch block bê tông DmCline

-  Nhóm 2 là gạch Papanh, gạch Bi 

Nguyên liệu sản xuất các loại gạch này là : cát đen, xỉ nhiệt điện+ vôi hoặc xi măng. Loại gạch này được làm thủ công, phương pháp sản xuấtt thô sơ lạc hậu, công suất nhỏ, lực rung ép thấp, cường độ chịu lực kém, độ  thấm nước cao, gạch bở và dễ vỡ. Gạch pabanh, gạch bi  được sản xuất nhỏ lẻ và sử dụng xây tại các công trình phụ trợ tại các vùng nông thôn.

Gạch không nung sản xuất thủ công

Gạch không nung sản xuất thủ công

-  Nhóm 3 là gạch bê tông nhẹ ( gạch siêu nhẹ)

Trong nhóm gạch nhẹ lại chia làm 2 loại gạch nhẹ là: gạch bê tông bọt và gạch bê tông khí chưng áp ( gạch AAC)

Gạch bê tông bọt

Gạch AAC

Ưu điểm của 2 loại gạch nhẹ này là: nhẹ ( trọng lượng riêng khoảng 800-1200 kg/m3) và cách nhiệt rất tốt, tuy nhiên nhược điểm của gạch nhẹ là cường độ chịu lực của gạch thấp, thi công phức tạp và yêu cầu vữa chuyên dụng. Gạch có độ giãn nở thấp không phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm tại việt nam nên thi công thực tế hay xảy ra hiện tượng nứt tường và thấm nước.

Bê tông bọt khí là 1 loại bê tông nhẹ chứa nhiều các lỗ rỗng khí ngỏ li ti . Thành phần chủ yếu của bê tông bọt được làm từ xi măng, tro bay nhiệt điện, sợi tổng hợp, chất tạo bọt và một số chất phụ gia khác

sử dụng vôi + xi măng+ cát+ bột nhôm và đóng rắn bằng lò chưng áp.

 

Bê tông bọt và bê tông khí chưng áp

Nhóm 4 là các loại gạch không nung khác

Như gạch đá ong, đá chẻ, đất hóa đá…..

 >> Tìm hiểu kỹ hơn về gạch không nung

1.3. Theo Quyết định của Chính phủ và các văn bản pháp quy của Bộ Xây dựng

 Thì gạch không nung chia thành 4 nhóm chủ đạo theo mức độ ưu tiên phát triển như sau:

• Gạch xi măng cốt liệu (Xmcl) hay còn gọi là gạch bê tông, gạch bock xi măng: chiếm khoảng 75% tổng lượng gạch không nung.

• Gạch bê tông nhẹ khí chưng áp: chiếm 15%.

• Gạch bê tông bọt (gạch nhẹ): chiếm 5%

• Gạch khác (đá ong, đất hóa đá…): chiếm 5%.

2. Xây gạch không nung có bị thấm nứt không?

Tường nhà bị nứt, thấm không những làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn làm cho người sử dụng cảm thấy lo lắng. Thực tế, hiện tượng thấm, nứt có thể bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Hiện tượng thấm nứt tường có nhiều nguyên nhân liên quan tới kết cấu công trình chỉ một số ít liên quan tới việc chọn loại gạch xây và phương pháp thi công như một số hiện tượng nêu dưới đây:

2.1. Tường nhà nứt dọc do sự co giãn độ ẩm và nhiệt độ lớn

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, thường có những kiểu thời tiết đa dạng biến động quanh năm. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc tường nhà mới xây bị nứt. Tường nhà sử dụng gạch không nung nhóm gạch bê tông nhẹ, xây trát không sử dụng vừa chuyên dùng, không thi công đúng quy trình sẽ hay xảy ra hiện tượng nứt này. Bởi bản chất loại gạch không nung nhẹ có cường độ chịu lực thấp, độ giãn nở của gạch kém nên không thích hợp với kiểu khí hậu lúc khô quay khô quắt lúc mưa dầm, nồm, ẩm thấp như tại việt nam.

Cách khắc phục: Khi chọn gạch không nung nhẹ yêu cầu phải dùng vữa chuyên dụng để xây, trát. Chọn thợ đã có kinh nghiệm xây gạch nhẹ. Phương pháp thi công phải đúng quy trình. Khi trát tường phải gắn các lớp lưới thép mắt cáo trước khi trát phủ nhằm khắc phục hiện tượng giãn nở nhiệt kém của gạch bê tông nhẹ dẫn tới nứt tường.

2.2. Tường nhà không nứt nhưng vẫn bị thấm

Nguyên nhân có thể do bức tường được xây bằng loại gạch không nung có độ xốp lớn ( độ hở vật liệu cấu tạo nên viên gạch) ví dụ gạch bapanh, gạch bê tông kém chất lượng. Tường không được trát hoặc được trát với lớp trát mỏng dẫn tới hiện tượng bị thấm.

Biện pháp khắc phục: Khi chọn gạch không nung xi măng cốt liệu để xây nên chọn loại gạch không nung chống thấm, chọn gạch của những nhà máy gạch không nung lớn và có uy tín, công nghệ sản xuất hiện đại.

Tường nhà không nứt nhưng vẫn bị thấm do nhiều nguyên nhân

Tường nhà không nứt nhưng vẫn bị thấm do nhiều nguyên nhân

2.3. Tường nhà bị nứt thấm do hở mạch vữa dọc

Hiện tượng này xảy ra ở một số công trình thi công bằng loại gạch block có  kích thước lớn, độ dày ( chiều cao viên gạch) lớn. Nguyên nhân thấm hở tại các bức tường này là do thói quen thi công của người thợ. Thông thường các loại gạch chỉ có kích thước nhỏ, độ dày ( chiều cao) của viên gạch thấp khoảng 5-6 cm, lượng vữa giữa hai viên gạch xây được chèn đầy, chèn chặt khi xây. Tuy nhiên, khi xây loại gạch block có kích thước lớn, chiều dày viên gạch cao từ 12 cm- 20 cm, lượng vữa giữa hai viên gạch xây không được chèn đầy, chèn chặt dẫn tới hiện tượng các mạch vữa bị co ngót, hở khi khô.

Vì vậy để không xảy ra hiện tượng hở mạch, thấm tường như trên, khi thi công loại gạch block có kích thước lớn chỉ cần lưu ý thợ xây: chèn đầy, chèn đủ, chèn chặt vữa vào các mạch xây là đạt.

Hiện tượng thấm nứt tường xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân .Trên đây là một số hiện tượng nứt, thấm tường liên quan tới việc chọn gạch và thi công gạch không nung.  Để công trình đẹp và không bị hiện tượng thấm nứt do gạch, các bạn nên tìm hiểu thông tin về các nhà máy gạch không nung uy tín, chọn loại gạch không nung xi măng cốt liệu chống thấm tốt và phương pháp thi công các loại gạch này.

3. Tại sao gạch không nung block bê tông (gạch xi măng cốt liệu) sản xuất theo tiêu chuẩn chống thấm dùng thay thế được gạch đất nung?

Gạch không nung xi măng cốt liệu sản xuất theo tiêu chuẩn chống thấm có thể dùng thay thế các loại gạch khác vì gạch không nung  xi măng cốt liệu được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nên có cường độ chịu lực cao, độ hút nước đảm bảo yêu cầu, độ chống thấm tốt. Đặc biệt với dây chuyền thiết bị sản xuất gạch tiên tiến có thể sản xuất ra nhiều loại gạch với mẫu mã, cường độ, độ chống thấm  khác nhau theo tiêu chuẩn đặc thù của từng công trình.

4. Gạch đất nung và các loại gạch khác có thể thay thế được gạch không nung block bê tông ( gạch xi măng cốt liệu) không?

Những công trình đòi hỏi sản phẩm gạch có cường độ chịu lực cao thì chỉ có gạch không nung sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại như  của DmCline hoặc khách hàng tự đổ bê tông và làm kết cấu mới đáp ứng được yêu cầu của công trình. Các loại gạch đất nung hoặc gạch không nung thủ công khác không đáp ứng được.

5. Gạch không nung thủ công có thể thay thế được gạch đất nung?

Gạch không nung thủ công  hay gạch bapanh với máy móc và phương tiện sản xuất đơn giản, sản phẩm gạch có cường độ thấp, độ thấm và hút nước cao nên chỉ nên dùng tại các công trình phụ trợ nhỏ

6. Vữa dùng cho gạch không nung block bê tông ( Gạch xi măng cốt liệu)?

Không giống với gạch nhẹ phải dùng vữa chuyên dụng, gạch không nung xi măng cốt liệu gần gũi với người xây dựng Việt Nam vì thi công bằng vữa thông thường. Gạch sản xuất bằng công nghệ cao, bề mặt nhẵn, đều nên tiết kiệm được lượng vữa xây trát.

Vữa được cấu thành từ xi măng và cát, trong khi gạch không nung xi măng cốt liệu cũng được sản xuất  từ xi măng và đá mạt, vậy có thể nói hai nguyên liệu này có tính chất tương đồng nên độ kết dính giữa gạch xi măng cốt liệu và vữa rất cao.

Vữa dùng cho gạch không nung

 >> Click để biết "Hướng dẫn xây trát gạch không nung"

7. Thi công hệ thống điện nước trong nhà xây bằng gạch không nung block bê tông ( Gạch xi măng cốt liệu)?

Gạch không nung xi măng cốt liệu sản xuất theo tiêu chuẩn chống thấm có độ bền và cường độ chịu lực cao nên việc thi công hệ thống điện nước ngầm trong nhà có gặp khó khăn hơn so với xây bằng gạch đất nung. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được khắc phục nhờ dùng máy cắt

Gạch không nung xi măng cốt liệu sản xuất theo tiêu chuẩn chống thấm có kết cấu lỗ rỗng việc khoan bắt ốc vít không được an toàn. Tuy nhiên, độ dày thành vách (thành dọc, thàng ngang) của loại sản phẩm này hiện nay gấp 2 - 2,5 lần so với gạch nung tuynel lỗ rỗng nên chủ nhà có thể hoàn toàn yên tâm.

Gạch không nung xi măng cốt liệu sản xuất theo tiêu chuẩn chống thấm được tạo ra nhờ liên kết từ các mạt đá nhỏ nên khi thi công khoan cắt không sợ hiện tượng bị loang vỡ.

8. Tỷ trọng của gạch không nung block bê tông ( Gạch xi măng cốt liệu)?

Gạch không nung xi măng cốt liệu sản xuất theo tiêu chuẩn chống thấm thường bị chê nặng nhưng thực chất sản phẩm này không nặng như người ta vẫn tưởng. Lấy ví dụ cùng công trình cần sản phẩm có cường độ chịu lực 75kg/cm2, với gạch nung phải dùng loại gạch đặc tỷ trọng 1800kg/m3. Gạch không nung xi măng cốt liệu sản xuất theo tiêu chuẩn chống thấm chỉ cần dùng loại kết cấu lỗ rỗng tỷ trọng 1400kg/m3 cường độ có thể đạt trên 80/cm2. Hoặc thay vì sử dụng gạch đất nung với độ dày tường 220 mới đảm bảo tiêu chuẩn độ cứng, độ vững, tính chống thấm, cách nhiệt tốt,  chúng ta có thể sử dụng gạch rỗng không nung chống thấm để xây tường dày 110 hoặc 150 giúp giảm tổng khối xây dựng, giảm tải trọng rất nhiều trong cả công trình mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu độ cứng, vững, chống thấm tốt của bức tường.

Nhiều người cũng e ngại gạch không nung DmC quá nặng nên không thể xây nhà cao tầng. Tuy nhiên số tầng cao phụ thuộc vào kết cấu móng. Thực tế đã chứng minh có những công trình cao tầng như Keangnam Hà Nội (70 tầng) chỉ dùng gạch xi măng cốt liệu (hầu hết được cung cấp bởi DmC).

9. Tại sao nên sử dụng gạch không nung thay gạch đất nung?

Để trả lời câu hỏi này trước tiên chúng ta cùng lật lại lịch sử phát triển ngành vật liệu xây dựng nước ta cũng như đánh giá các ưu nhược điểm của gạch không nung.

9.1. Lịch sử phát triển của ngành vật liệu xây dựng nước ta

Cũng giống như ngành vật liệu xây dựng thế giới, ngành vật liệu xây dựng việt nam đã phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ giản đơn đến phức tạp, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chất lượng các loại vật liệu xây dựng ngày càng được nâng cao, mẫu mã ngày càng đa dạng.

Từ xưa con người đã biết dùng những loại vật liệu đơn giản có sẵn trong thiên nhiên như:  đất, rơm rạ, đá, gỗ, tre nứa…. để  làm nhà, xây thành quách, lầu vua, phủ chúa, đình chùa, miếu mạo... Cùng với sự phát triển, con người biết làm ra loại gạch mộc rồi đến loại gạch ngói đất sét nung để xây dựng trong các công trình.

Thời kỳ đầu, con người biết dùng một số chất kết dính rắn trong không khí như vôi, thạch cao để gắn các viên đá, viên gạch rời rạc lại với nhau.  Do nhu cầu phải xây dựng các công trình dưới nước và tiếp xúc với nước, con người đã nghiên cứu và tìm ra những chất kết dính mới, có khả năng rắn trong nước như hỗn hợp vôi rắn trong không khí với chất phụ gia hoạt tính, sau đó phát minh ra vôi thủy và đến đầu thế kỷ 19 thì phát minh ra xi măng pooc lăng.

Đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp xây dựng, vật liệu xây dựng Việt Nam đã có hàng trăm chủng loại khác nhau như: vật liệu kim loại, bê tông cốt thép, bê tông ứng lực trước, gạch bê tông , gạch silicat,  bê tông xỉ lò cao, gạch ốp lát, kính chịu lực, các sản phẩm gốm sứ vệ sinh…,Chúng ta đã có từ vật liệu xây thông dụng nhất cho đến loại vật liệu cao cấp có chất lượng tốt với đủ các mẫu mã, kích thước, màu sắc đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và hướng ra xuất khẩu.

9.2. Tại sao nên sử dụng gạch không nung?

Như vậy chúng ta nên sử dụng gạch xây không nung - loại gạch không nung block bê tông hay còn gọi là gạch xi măng cốt liệu đạt tiêu chuẩn chống thấm vì các lợi ích sau:

Thứ nhất là xét về góc độ văn minh

-   Sử dụng gạch không nung ( gạch xi măng, gạch bê tông) là ứng dụng sản phẩm của khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại. Gạch không nung được các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản… xây dựng nhiều trong các công trình. Tại Việt Nam, gạch không nung ( gạch bê tông) được sản xuất một cách có quy mô và bài bản trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ năm 2009 và nhanh chóng được xây dựng trong các công trình lớn như: Keangnam70 tầng, khách sạn Hozison, Lotte, Dophil plaza, hay các khu biệt thự của Vincom Sài Đồng, nhà liền kề KĐT Bắc An Khánh, Nam An Khánh….  Các trung tâm thương mại lớn như Aone Long Biên, Big C Hạ Long,…

Keangnam xây dựng bởi gạch không nung công nghệ DmCline

Tòa nhà Keangnam

Thứ  2 là xét về độ chắc chắn và bền vững

Gạch không nung xi măng cốt liệu chính là gạch bê tông, là bê tông được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại ép tạo hình thành những viên gạch có kích thước theo yêu cầu. Gạch không nung bê tông có cường độ chịu lực cao hơn so với gạch đất nung  truyền thống. Cường độ chịu lực của gạch không nung ( gạch bê tông) công nghệ là  ≥ 100 kg/cm2(mác 100) đối với gạch đặc và  ≥ 75 kg/cm2(mác 75) đối với gạch lỗ rỗng. Chính bởi vậy nên tỷ lệ hao vỡ của gạch không nung ( gạch bê tông) công nghệ rất thấp, thậm chí là không có.

Thứ 3 là xét về góc độ kinh tế 

Giá thành của gạch:  Sản phẩm gạch không nung ( gạch bê tông) được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tự động và hiện đại, sử dụng ít nhân công, cho năng suất cao, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và ổn định, rất ít hao vỡ khi thi công

Tiết kiệm vữa xây trát, giảm thời gian thi công: Gạch có kích thước chuẩn, đồng đều tới từng li nên tiết kiệm vữa xây trát, thi công nhanh. Đặc biệt, khi chủ tư lựa chọn loại gạch block rỗng có kích thước lớn sẽ giảm được rất nhiều vữa xây trát, thời gian thi công rút ngắn, trọng lượng bức tường sẽ nhẹ hơn.

Tiết kiệm tổng khối xây trong công trình: Gạch không nung ( gạch bê tông) có cường độ chịu lực cao, nên thay vì sử dụng gạch đặc, chúng ta có thể sử dụng gạch rỗng, thay vì phải xây tường dày 220 ta có có thể xây tường dày 110 hoặc 150. Như vậy tổng khối lượng m3 xây trong cả công trình sẽ giảm rất nhiều. Sử dụng gạch xây tường dày 110 hoặc 150 sẽ giúp không gian nhà bạn rộng hơn nếu như diện tích đất nhà bạn khiêm tốn.

Thứ 4 là xét về công năng sử dụng của sản phẩm

Gạch không nung ( gạch bê tông) công nghệ nhiều thành vách, vách dày giúp cách âm, cách nhiệt, chống thấm rất tốt, thi công điện nước và treo đồ chắc chắn, an toàn

gạch không nung Khang Minh sản xuất bởi công nghệ làm gạch bê tông DmCline

Gạch không nung Khang Minh sản xuất bởi công nghệ làm gạch bê tông DmCline (nguồn gachkhangminh.vn)

 

Đoàn Minh Công

Chia sẻ:

©2018 DmCline All rights reserved

Vui lòng để lại số điện thoại của bạn,
DMCLINE sẽ liên lạc lại với bạn sau