Hướng dẫn vệ sinh, bảo dưỡng và sửa chữa khuôn gạch block bê tông

12/08/2019

Nếu bạn làm theo những hướng dẫn dưới đây, tuổi thọ của khuôn gạch block bê tông sẽ tăng từ 20 đến 40%.

Khuôn gạch block bê tông (còn gọi là khuôn gạch không nung, khuôn gạch bê tông, khuôn gạch xi măng cốt liệu, khuôn gạch block, khuôn đúc gạch) là bộ phận rất nhanh hao mòn nên bạn phải tốn khá nhiều chi phí để thay thế thường xuyên. Bài viết sẽ giúp bạn biết cách giảm tối thiểu khoản chi phí này.

Công ty sản xuất khuôn gạch block bê ôtng

Tại sao phải vệ sinh và bảo dưỡng khuôn gạch block bê tông?

Vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ là việc thường làm trong sử dụng máy móc nói chung. Với khuôn gạch block bê tông thì việc này lại càng quan trọng bởi những lý do sau:

Đặc điểm của khuôn: Khuôn gạch block bê tông có nhiều chi tiết, khe, rãnh tạo điều kiện cho vật liệu bám dính.

Đặc điểm của nguyên liệu: Nguyên liệu để sản xuất gạch block bê tông sau khi trộn có độ ẩm 30% (ở dạng xôi vò) nên bám dính khá chắc.

Yêu cầu vệ sinh - bảo dưỡng khuôn

Để cho sản phẩm gạch không bị ba via, không rạn nứt, sau mỗi ca làm việc bạn phải tuân thủ việc vệ sinh và bảo dưỡng những vị trí sau:

Vệ sinh khuôn dưới: Bạn vệ sinh mặt khuôn, lòng khuôn; dùng móc thép D10 vệ sinh lõi khuôn (đặc biệt chú ý đến khe giữa các lõi, cạnh dưới thanh đỡ lõi).

Vệ sinh khuôn trên: dùng khoan bê tông (mũi khoan dài) để vệ sinh. Chú ý vệ sinh các khe dẫn chày ép, xung quanh biên dạng chày ép (không dùng búa hoặc các dụng cụ nặng đập vào chày hoặc tấm dẫn chày).

Bảo dưỡng khuôn: Sau mỗi lần thay khuôn, bạn phải vệ sinh sạch sẽ khuôn trên và khuôn dưới rồi phun dầu bảo dưỡng vào toàn bộ mặt chân ép và lòng khuôn dưới.

Hướng dẫn vệ sinh bảo dưỡng sửa chữa khuôn gạch block bê tông

Tại sao phải sửa chữa khuôn gạch block bê tông?

Để khuôn gạch block bê tông có độ bền cao, sau mỗi đợt thay khuôn bạn nên kiếm tra một số vị trí sau để kịp thời sửa chữa:

Kiểm tra mối hàn: Khuôn gạch block bê tông làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt, lực ép và rung làm cho các mối hàn bị nứt hoặc vỡ. Nếu không phát hiện sớm sẽ làm hỏng khuôn và có nguy cơ gây hư hỏng nặng một số bộ phận khác trong máy ép gạch. 

Kiểm tra lõi và lòng khuôn: Lõi khuôn và lòng khuôn mòn làm cho viên gạch bị xấu, nặng, to, gạch không đạt TCVN 6477-2016, tăng chi phí sản xuất… Chính vì vậy,  bạn hoàn toàn nên thay lõi khuôn khi chúng bị mòn quá 2mm.

Kiểm tra chân ép: Sai số giữa chân ép và lòng khuôn làm cho bề mặt gạch bị bavia; chân ép bị cong, gạch làm ra sẽ bị gãy, nứt. Vì vậy, bạn phải thường xuyên kiểm tra để khắc phục những sự cố trên.

Sửa chữa thay mới lõi khuôn và chân ép khuôn gạch block bê tông

Bạn cần điều chỉnh độ dầy của thành vách viên gạch, chiều cao khuôn, thay chân ép, thay lõi khuôn,… Vui lòng liên hệ với công ty DmC để được tư vấn chi tiết Hotline: 0975.08.6789

 >> Tìm hiểu chi tiết về:

1. Khuôn gạch không nung

2. 6 loại khuôn gạch bê tông phổ biến nhất hiện nay

Đoàn Minh Công

Chia sẻ:

©2018 DmCline All rights reserved

Vui lòng để lại số điện thoại của bạn,
DMCLINE sẽ liên lạc lại với bạn sau